Hướng dẫn kỹ thuật lợp ngói mũi hài đúng chuẩn
Ngói mũi hài được chia thành 2 loại là ngói mũi hài nhỏ và ngói mũi hài lớn, do kích thước khác nhau nên kỹ thuật lợp ngói mũi hài khác nhau giữa 2 loại.
1. Kỹ thuật lợp ngói mũi hài nhỏ như thế nào ?
Giới thiệu bản vẽ kỹ thuật lợp ngói mũi hài nhỏ chi tiết
– Ta đặt hàng ngói đầu tiên từ dưới lên với độ dốc 15º đến 20º. Phần mũi ngói đưa ra ngoài bằng 1/3 chiều dài của viên ngói.
– Đặt 2 viên ngói mũi cổ ở 2 đầu hồi rồi dùng dây căng sao cho chúng tạo thành đường thẳng.
– Trát vữa xi măng vào mặt dưới viên ngói và dán lên mái. Chú ý kỹ thuật lợp ngói mũi hài bằng bằng cách phân luống và lợp theo luống, chiều rộng mỗi luống khoảng 1,5m.
– Lấy dây căng thẳng từ trên đỉnh mái xuống dưới để tạo thành luống.
– Ta cũng sử dụng vữa xi măng trát mặt dưới viên ngói và dán chúng lên mái. Lưu ý dùng bay xây gạt mỏng sao cho tạo thành mặt phẳng theo chiều nghiêng của mái nhà độ dày lớp vữa phải đủ, không bị tràn ra ngoài mặt viên ngói.
– Đặt 2 viên ở 2 đầu hồi lúc nàu cần điểu chỉnh để khoảng cách mũi hàng sau cách hàng trước khoảng 7cm là được.
– Dùng dây căng ở 2 đầu mũi tạo thành một đường thẳng.
Cách lợp ngói mũi hài nhỏ chú ý căng dây thẳng hàng
– Với kỹ thuật lợp ngói mũi hài chuẩn thì khi trát vữa đến đâu thì dán ngói ngay đến đó, đặt viên ngói mũi cổ chính xác thep đường thẳng của dây căng, mũi viên ngói hàng sau nằm ở chính giữa 2 viên ngói của hàng trước đó.
– Thực hiện cách lợp ngói mũi cổ từ các hàng tiếp theo cũng tương tự cho đến hết luống và kéo thẳng lên tới đỉnh mái. Lần lượt lợp hết luống này mới đến luống khác và đến khi lợp kín phần mái.
2. Tư vấn kỹ thuật lợp ngói mũi hài lớn ?
Bản vẽ kỹ thuật lợp ngói mũi hài lớn với các kích thước chuẩn
Theo lý thuyết, ngói mũi hài cỡ lớn lợp được trên hệ kèo hoặc dán trên mái đúc sẵn, tuy nhiên cách lợp ngói mũi cổ thông thường cách là được lợp trên hệ kèo bởi vì viên ngói thiết kế có móc để gác lên các thanh mè.
Bước chuẩn bị cho kỹ thuật lợp ngói mũi hài lớn:
Đóng cầu phong: dùng gỗ nhóm 4 trở xuống
Kích thước cầu phong: chiều rộng 6 – 7cm, độ dầy 3 – 4cm
Khoảng cách giữa 2 cầu phong: 9 – 10cm.
Kích thước hàng tàu: chiều rộng 15 – 18cm, độ dầy 4 – 5cm.
Vị trí hàng tàu nằm phía dưới cầu phong có vai trò làm điểm đỡ cho hàng ngói đầu tiên từ dưới lên.
Đo và chia khoảng cách các hàng mè
– Mè làm bằng gỗ xẻ có kích thước chiều rộng 3 – 4cm, độ dầy 2,5-3cm.
– Đầu tiên ta đóng 2 hàng mè phía trước trên và phía dưới của mái lợp. Hàng mè phía trên cách đỉnh mái từ 3-4cm. Hàng mè phía dưới cách hàng tàu từ 4-5cm.
– Đo khoảng cách giữa 2 hàng mè trên và dưới và chia đều khoảng cách giữa các hàng mè phía trong để đảm bảo kỹ thuật lợp ngói mũi hài đúng quy trình.
– Lấy thước dây chia đều khoảng cách giữa các mè , nằm trong khoảng 10-11cm và đánh dấu vị trí đặt các hàng mè.
– Sau đó căng dây ở 2 đầu theo đúng vạch đã đánh dầu trước đó.
– Tiếp theo, đặt hàng mè phía dưới sợi dây và đóng mè chặt vào cầu phong.
– Thực hiện tương tư đóng các hàng mè cho kín mái. Mái khi đóng xong tạo thành một mặt phằng có các đường thẳng song song và cách đều nhau đúng theo kích thước trong khoảng 10-11cm.
Các bước đúng quy trình trong kỹ thuật lợp ngói mũi hài lớn
Tư vấn kỹ thuật lợp ngói mũi hài đúng tiêu chuẩn, đúng quy trình
– Tiến hành lợp ngói từ đầu hồi lợp vào và lần lượt từ dưới lên trên.
– Mỗi viên ngói được móc chặt vào thanh mè.
– Hàng ngói phía sau sẽ nằm lên 2/3 hàng trước, mũi viên ngói ở mỗi hàng sau nằm giữa 2 viên ngói ở hàng trước.
– Cách lợp ngói mũi cổ này đảm bảo các viên ngói được lợp khít vào nhau.
– Còn ở những vị trí đầu hồi và phần nóc bạn nên cắt viên sản phẩm theo đúng kích thước vị trí bị khuyết và lợp vào đó.
Mặc dù là ngói truyền thống nhưng kỹ thuật lợp ngói mũi hài không phải là vấn đề dễ dàng, phải có kinh nghiệm mới đảm được những tiêu chuẩn về kỹ thuật và tính thẩm mĩ của ngói mũi hài. Mang vẻ đẹp cổ kính, thôn dã, ngói mũi hài là tuyệt phẩm cho các công trình nhà vườn truyền thống.
Hãy liên hệ Gốm Mỹ ngay để nhận được tư vấn về ngói mũi hài nhé!