Điểm đáng chú ý nhất của ngôi nhà mang tên Diên khánh House chính là phần mái dốc bằng ngói đỏ, gấp nếp, tạo điểm nhấn cho căn nhà kết nối nhà chính và hàng hiên sân trước.

Thông tin dự án:
Địa điểm: xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
Diện tích xây dựng: 130m2
Xây dựng: 2020
Thiết kế kiến trúc nội thất: 6717studio
Địa chỉ: 77A đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM.
Kiến trúc sư chủ trì: KTS. Lê Viết Hội
Cộng sự: Đặng Thanh Bảo, Nguyễn Văn Đức
Kết cấu: Nguyễn Ngọc Thiên
Nhiếp ảnh: Hiroyuki Oki

Với sự đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ từ thành phố lan dần về các vùng nông thôn ở Việt Nam. Những ngôi nhà ống ở thành phố bắt đầu xuất hiện ngày càng dày đặc phá vở đi hình ảnh thanh bình và nên thơ của làng quê.

Duyên Khánh house cố gắng lưu giữ lại nét quen thuộc truyền thống vốn có dần bị mai một của những ngôi ở nông thôn, tạo ra một môi trường sống trong lành, gần gũi với thiên và môi trường xung quanh, nhưng cũng đáp ứng được đời sống hiện đại và sự phát triển xã hội đương thời.

Nhìn từ tổng thể công trình vừa lạ vừa quen thuộc với tổ hợp các mái ngói nhấp nhô hài hoà với bao cảnh núi non sông nước hữu tình vùng đất Diên Khánh.

Vì công trình ở vùng duyên hải miền trung, thường xuyên chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của mưa bão nên hình khối và vật liệu cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng để phù hợp khí hậu thổ dưỡng địa phương.

Tỉ lệ mái dốc bê tông lớn được kéo dài từ lầu 1 xuống thấp tầng trệt của công trình cộng phần hiên rộng làm giảm ánh nắng cho phòng khách vào mùa hè và hạn chế mưa tạt vào mùa đông. Hình mái của Duyên Khánh House phù hợp việc chống bão, mái chóp dốc cho gió trượt trên công trình hạn chế sức hoại của những cơn bão tấn công. Phần ngói đỏ được phủ trên bề mặt mái bê tông vừa có tính bảo vệ vừa chống nóng cho phần mái. Đồng thời với việc sử dụng hình thức mái như vậy tạo sự gần gũi thân quen khi tiếp cận công trình.

Công trình được thụt lùi sâu để chừa khoảng sân rộng, hai bên hàng rào được trồng những hàng cau quen thuộc kết hợp mảng cây xanh dịu mát cho công trình. Sân được lót gạch tàu, vừa tạo sự liên kết phần mái ngói phía trên vừa gợi nhớ hình ảnh sân quen thuộc của những ngôi nhà truyền thống Việt Nam.

Thủ pháp đóng mở không gian, dẫn dắt, gây bất ngờ cho người nhìn. Từ ngoài sân tầm nhìn thay đổi dần khi chúng ta tiến vào công trình, không gian mở rộng ra theo chiều cao, phòng khách được kết nối lầu 1 khoảng không gian thông tầng lớn , và không gian bắt đầu đóng dần khi giảm cao độ trần không gian phòng ăn và đóng hẹp lại khi qua không gian hành kết nối ra phía sau nhà. Từ hành lang đó lại mở rộng và kết nối không gian bếp, giếng trời và phòng ngủ của Bố Mẹ.

Các không gian sinh hoạt và nghỉ ngơi được ngăn chia bởi khoảng thông tầng và giếng trời giữa nhà. Qua những khoảng không này ánh sáng và gió tự nhiên được dẫn dắt vào công trình một cách tự nhiên, tạo sự sáng sủa, thông thoáng, mát mẻ cho công trình. Phòng ngủ Bố Mẹ được bố trí tách biệt không gian khách ăn bếp bằng giếng trời có khu vườn nhỏ giữa nhà. Phòng 2 con vì ít sử dụng thường xuyên được bố trí trên lầu 1, cũng kết nối với nhau qua ông giếng trời này.

 

Các phòng ngủ bố trí tách biệt nhau nhưng vẫn kết nối nhau được và kết nối với tự nhiên, cây cối.

Cầu thang là điểm nhấn ngôi nhà. Với cách sử dụng hình thức cầu thang cong kết hợp khoảng thông tầng ngay vị trí gãy góc của khu đất tạo cảm giác ngay ngắn phá đi góc gãy của công trình. Vật liệu ốp lát cầu thang và công trình cũng cân nhắc khi sử dụng đá mài, một vật liệu quen thuộc của ông cha ta trước đây hay sử dụng và cũng hạn chế được nhược điểm gãy khúc của khu đất và taọ sự quen thuộc và gần gũi.

Nội thất công trình hướng tới sự đơn giản, hiện đại tiện nghi của cuộc sống đương thời. Màu sắc sử dụng trắng, gỗ nhạt màu tạo sự rộng rãi và sáng sủa cho không gian nội thất. Các yếu tố truyền thống được đưa vào nội thất không gian khoé léo như chiếc phảng gỗ phòng khách, bệ ngồi hàng hiên thường thấy trong không gian nhà ở truyền thống của người Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X